GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
Trong các chức vị lãnh đạo quan trọng trong công ty chắc hẳn là bạn đã từng nghe tới những chức danh như giám đốc sáng tạo, giám đốc truyền thông và giám đốc vận hành rồi phải không? Mỗi một chức vụ như vậy sẽ chịu trách nhiệm mảng công việc khác nhau. Vậy bạn có nghe tới chức vị giám đốc tài chính chưa? Công việc này cụ thể là như thế nào bạn hãy đọc bài viết về mô tả công việc giám đốc tài chính ngay dưới đây nhé!
1. Giám đốc tài chính - Họ là ai?
Giám đốc tài chính là một trong những chức vị cấp cao của một công ty hoặc doanh nghiệp, giữ vai trò lãnh đạo. Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm và quản lý các công việc của những bộ phận tài chính, bộ phận kế toán, làm những nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực tài chính của doanh nghiệp, công ty.
Những công việc thường ngày mà giám đốc tài chính cần phải làm đó là làm những báo cáo tài chính, quản trị những nguy cơ rủi ro trong tài chính doanh nghiệp, thiết lập những kế hoạch tài chính cho công ty, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp, tạo các định hướng chiến lược tài chính cho doanh nghiệp.
Trách nhiệm của giám đốc tài chính cao và công việc của họ cần phải quản lý khá nhiều, tuy nhiên nghề nghiệp giám đốc tài chính luôn nằm trong top những công việc có mức lương cao và hấp dẫn đối với các bạn trẻ đang có nhu cầu tìm việc làm trong ngành Tài chính.
2. Mô tả công việc giám đốc tài chính
Làm giám đốc tài chính là làm những việc gì, trách nhiệm và công việc chính của họ? Bạn có thể tải ngay bản Word bản mô tả công việc giám đốc tài chính ngay dưới đây nhé!
Công việc của họ bao gồm:
01
Lãnh đạo, giám sát, quản lý: Họ chịu trách nhiệm việc điều hành quản lý lãnh đạo các bộ phận phòng ban kế toán, tài chính, là những kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ, văn thư, nhân viên phân tích tài chính, nắm bắt những thông tin và công việc nhiệm vụ của nội bộ như là phân tích khoản lợi nhuận và các chi phí hoạt động, phản hồi lại với giá cả thị trường. Với cương vị là lãnh đạo, nhà quản lý thì giám đốc tài chính cần phải chịu trách nhiệm cho việc sẽ khiến cho việc thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của công ty sẽ được thực hiện nhất quán và tạo thành một tập thể đội nhóm thống nhất có thể phối hợp, hỗ trợ nhau trong công việc. Giám đốc tài chính cần phải biết cách điều hành lãnh đạo công việc hướng tới những mục tiêu tài chính của công ty. Vai trò giám đốc này cũng đồng nghĩa với việc chịu trách nhiệm quản lý, giám sát cho hệ thống xử lý giải quyết các giao dịch kinh doanh và đảm bảo tiến độ làm việc của các bộ phận tài chính khác. Họ sẽ cần phải thiết lập các kiểu hệ thống công nghệ thông tin tài chính. Họ cũng cần phải đảm bảo cho doanh nghiệp có một môi trường làm việc chuyên nghiệp, làm việc trong sạch, công bằng, minh bạch, thiết lập nên những quy chế, quy định để những phòng ban trong công ty dựa vào đó có thể làm căn cứ để hoạt động và làm việc thuận lợi, quy củ hơn. Sau những quy trình làm việc thì giám đốc cũng là người tổng hợp và báo cáo công việc lên cấp trên. Không những vậy họ cũng là người trực tiếp đào tạo huấn luyện cho đội ngũ nhân viên tài chính, là người cố vấn hướng dẫn cho các nhân viên, chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc và khuyến khích đẩy mạnh cho các nhân viên phát triển năng lực cá nhân và giúp cho các nhân viên đều có thể làm việc hết công suất để tiến bộ thăng tiến trong nghề nghiệp.
02
Quản lý tài chính: Giám đốc tài chính sẽ là người chịu trách nhiệm với những hoạt động liên quan tới ngân sách của doanh nghiệp, công ty. Họ sẽ chi phối những khoản tiền trong ngân sách tới các nhiệm vụ một cách phù hợp, những chi phí cho các kế hoạch kinh doanh sẽ cần được chia ra một cách đảm bảo hiệu quả mà không lãng phí. Những thông tin dữ liệu về tài chính sẽ được trình bày và truyền tải một cách công khai minh bạch, tính chính xác tuyệt đối để công ty có những quyết định thật đúng đắn dựa vào những số liệu lấy từ phòng ban tài chính báo cáo kết quả về ngân sách, các kế hoạch chi phí. Họ sẽ tham gia trực tiếp vào các quá trình xây dựng nguồn ngân sách, có những phân tích và đánh giá phù hợp cho các chi phí cho hoạt động và có những đề xuất về xu hướng tài chính cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ dựa vào những cảnh báo rủi ro này mà có thể tạo ra những quyết định dự định kế hoạch đúng đắn.
03
Kiểm soát nguy cơ: Giám đốc tài chính sẽ cần phải dựa vào những khoản nợ và phân tích các rủi ro cho doanh nghiệp để quản trị tốt những rủi ro có thể xảy ra đối với tài chính và nguồn ngân sách của công ty để vạch ra những phương án kế hoạch giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty trở nên thuận lợi và thành công. Họ cần có chuyên môn về những vấn đề pháp lý từ đó có thể quản lý được những vấn đề về ngành liên quan tới doanh nghiệp. Họ cần phải chắc chắn rằng doanh nghiệp đang hoạt động theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành. Họ sẽ tạo ra một hệ thống quản lý kiểm soát đáng tin cậy. Nó giúp cho việc doanh nghiệp nội bộ hoạt động ổn định và đảm bảo việc công ty đang làm đúng với quy định dựa trên nhiều quy tắc về kế toán và Pháp luật của Nhà nước. Những vấn đề về bảo hiểm, giám đốc tài chính cũng cần phải nắm bắt và quản lý tốt, duy trì và thay đổi các yếu tố sao cho phù hợp nhất. Họ còn lưu giữ nhiều những tài liệu và hồ sơ để trình bày với các cơ quan và tổ chức về kế toán, kiểm toán, chính phủ. Họ tạo lập mối quan hệ mật thiết với các kế toán viên và sau đó có thể nắm bắt tốt về những yêu cầu khuyến nghị mà họ đặt ra. Nhìn nhận được những rủi ro có thể xảy ra thì giám đốc tài chính có thể báo cáo lại với cấp trên để có những phương án xử lý hợp lý.
04
Đưa ra dự đoán và chiến lược cho kinh tế doanh nghiệp: giám đốc tài chính không chỉ nắm bắt thông tin dữ liệu về tài chính trong quá khứ và ở hiện tại mà giám đốc tài chính cũng sẽ hoạch định về tài chính cho tương lai. Họ sẽ phân tích người dùng và thị trường để có thể có dự đoán để nâng cấp tăng sự thành công của công ty và cũng như là sự thành công trong tài chính doanh nghiệp. Họ sẽ kết hợp làm việc với những ban ngành và tổ chức có liên quan và có những đóng góp, sự tư vấn đến sự tăng trưởng về kinh tế, hoạch định kinh doanh, quản lý việc xây dựng ngân sách và gọi nguồn vốn đầu tư cần thiết. Họ sẽ cũng cấp cho doanh nghiệp các giải pháp để có thể hoàn thành tốt mục tiêu tài chính mà doanh nghiệp hướng tới.
05
- Xây dựng mối quan hệ ngoại giao bên thứ ba: Giám đốc tài chính cần có mối quan hệ giao lưu rộng rãi thường xuyên với các ngân hàng và những nhà đầu tư. Họ sẽ tham gia vào những cuộc họp và hội nghị quan trọng để làm việc với các bên cũng như đóng góp vào việc chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp, thay mặt cho doanh nghiệp đi dự những sự kiện, dự án làm ăn hợp tác cộng đồng khác giúp ích được cho doanh nghiệp.
- Những nhiệm vụ khác được giao: Ngoài những công việc chính của một giám đốc tài chính đã nêu ra ở trên thì họ còn cần làm những công việc khác theo như cấp trên giao cho hoặc những công việc cần sử dụng tới chuyên môn về tài chính.
Free standard delivery
3. Yêu cầu của công việc giám đốc tài chính
Những người làm trong công việc giám đốc tài chính cần tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành như tài chính, kinh tế, kế toán, hoặc là những ngành nghề có chuyên môn liên quan. Những tấm bằng cao học hoặc chứng chỉ kế toán cũng là một lợi thế dành cho các ứng viên. Tuy vậy thì kinh nghiệm làm việc ở các vị trí tương đương là một lợi thế hơn cả bằng cấp dành cho các bạn muốn theo đuổi công việc này.
Bạn cần phải có kỹ năng kết nối đội nhóm, kỹ năng lãnh đạo dẫn dắt các thành viên thuộc các phòng ban bởi vị trí này là bản chất của vị trí lãnh đạo. Bạn cũng cần phải có kinh nghiệm sử dụng thương mại điện tử vào quá trình làm việc để thanh toán xử lý để có thể quản lý được các thiết kế tài chính và hệ thống, những quy trình cho phép nâng cao hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.
Kinh nghiệm khi làm ở vị trí việc làm này là rất quan trọng bởi vì những trải nghiệm thực tế sẽ giúp cho những ứng viên có thể tăng thêm các kiến thức và kỹ năng để có được khả năng xử lý tình huống và quản lý được những rủi ro có thể gặp phải.
Giám đốc tài chính cần có kỹ năng về giao tiếp vượt bậc. Trong kỹ năng giao tiếp có kỹ năng giao tiếp không lời và kỹ năng giao tiếp bằng lời, giám đốc cần tinh tế vận dụng những kỹ năng này truyền thông điệp tới nhân viên. Kỹ năng giao tiếp giúp cho giám đốc tài chính có thể hợp tác tốt và có được những dự án hợp tác. Các kỹ năng về tin học văn phòng như Word, Excel, Powerpoint giám đốc tài chính cần phải thông thạo và sử dụng tốt để đáp ứng được công việc bởi giám đốc cần phải làm báo cáo cho công việc hoặc đề xuất những công việc kế hoạch lên cấp trên.