ĐẠI LÝ THUẾ LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY/ ĐẠI LÝ THUẾ

IMG 0856 scaled

Đại lý thuế là gì? Điều kiện, thủ tục thành lập công ty cung cấp dịch vụ thủ tục về thuế – đại lý thuế như thế nào? Có cần bằng cấp, chứng chỉ hành nghề không?

ĐẠI LÝ THUẾ LÀ GÌ?

Đại lý thuế là doanh nghiệp kinh doanh cung cấp dịch vụ liên quan đến thuế. Đại lý thuế đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục về thuế theo thỏa thuận với người nộp thuế.

Các dịch vụ mà đại lý thuế được phép cung cấp cho người nộp thuế gồm có:

  • Dịch vụ tư vấn thuế;
  • Dịch vụ kế toán cho công ty, doanh nghiệp siêu nhỏ;
  • Các thủ tục về thuế như là: đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp tiền thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn/giảm thuế, hồ sơ xin hoàn thuế và các thủ tục về thuế khác… 

ĐIỀU KIỆN MỞ ĐẠI LÝ THUẾ

Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo quy định tại Điều 22 Thông tư 10/2021/TT-BTC, cá nhân, tổ chức muốn hoạt động đại lý thuế phải có giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (gọi tắt là giấy phép đại lý thuế).

Điều kiện để được cấp giấy phép đại lý thuế được quy định như sau:

  1. Đối tượng xin cấp giấy phép phải là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và có đăng ký mã ngành nghề đại lý thuế;
  2. Có tối thiểu 2 người có chứng chỉ hành nghề đại lý thuế (hay còn gọi là chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế) làm việc toàn thời gian theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp;
  3. Có tối thiểu 1 nhân viên có chứng chỉ kế toán viên (hay còn gọi là chứng chỉ hành nghề kế toán – viết tắt trong tiếng Anh là CPA) làm việc toàn thời gian theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp đối với trường hợp đại lý thuế đăng ký cung cấp dịch vụ kế toán cho các công ty, doanh nghiệp siêu nhỏ.

QUY TRÌNH – THỦ TỤC MỞ ĐẠI LÝ THUẾ

Căn cứ theo điều kiện trên, thủ tục thành lập đại lý thuế gồm 2 bước sau:

  • Bước 1: Thành lập doanh nghiệp và đăng ký mã ngành nghề đại lý thuế;
  • Bước 2: Thực hiện thủ tục xin giấy phép đại lý thuế. 

Trường hợp bạn đã thành lập doanh nghiệp và muốn kinh doanh đại lý thuế thì cần làm thủ tục bổ sung mã ngành nghề 6920 trước khi xin giấy phép đại lý thuế.

1. Bước 1 – Thủ tục, hồ sơ thành lập đại lý thuế (xin giấy chứng nhận kinh doanh)

➨ Hồ sơ đăng ký kinh doanh, thành lập đại lý thuế

Thành phần hồ sơ thành lập công ty cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế;
  • Điều lệ công ty (đại lý thuế);
  • Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn thành lập đại lý thuế;
  • Bản sao chứng thực CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và các thành viên/cổ đông là cá nhân;
  • Bản sao chứng thực quyết định thành lập/giấy phép đăng ký kinh doanh của thành viên/cổ đông là tổ chức; 
  • Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp tại đại lý thuế của thành viên/cổ đông tổ chức kèm theo bản sao chứng thực CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.

Lưu ý:

Mã ngành đại lý thuế là 6920 – Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế (Chi tiết: Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế).

Trường hợp người đại diện pháp luật ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục thì hồ sơ thành lập đại lý thuế cần bổ sung:

  • Giấy ủy quyền (do người đại diện pháp luật công ty ký);
  • Bản sao chứng thực CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền thực hiện thủ tục.

➨ Nộp hồ sơ thành lập đại lý thuế

Bạn có thể nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp (đại lý thuế) theo 2 hình thức sau:

  • Một là, nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại Bộ phận Một cửa – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc gửi qua đường bưu điện. Tuy nhiên, tại một số tỉnh/thành, Sở Kế hoạch và Đầu tư không nhận hồ sơ giấy mà chỉ tiếp nhận hồ sơ nộp online, nên bạn cần kiểm tra trước khi thực hiện;
  • Hai là, thực hiện đăng ký tài khoản và nộp hồ sơ online trên trang Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia

Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho đại lý thuế. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi hoặc bổ sung thông tin và nộp lại.

2. Bước 2 – Thủ tục, hồ sơ xin giấy phép đại lý thuế

Như Anpha chia sẻ phần trên, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực cung cấp dịch vụ về thuế thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cho nên, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn phải tiến hành thủ tục xin giấy phép con (giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế).

➨ Hồ sơ xin giấy phép hoạt động ngành nghề đối với đại lý thuế

Hồ sơ xin cấp giấy phép đại lý thuế cho doanh nghiệp gồm có:

  • Mẫu 2.6 – Đơn xin cấp giấy phép đại lý thuế;
  • Bản scan chứng chỉ hành nghề đại lý thuế của nhân viên công ty;
  • Bản scan chứng chỉ kế toán viên của nhân viên công ty (nếu công ty đăng ký làm dịch vụ kế toán cho các công ty, doanh nghiệp siêu nhỏ);
  • Bản scan hợp đồng lao động giữa các nhân viên có chứng chỉ đại lý thuế, chứng chỉ kế toán viên và công ty.

➨ Nộp đơn xin xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về thuế

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp nộp cho Cục Thuế bằng hình thức online qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Thuế cấp giấy phép đại lý thuế cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp, Cục Thuế sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CUNG CẤP DỊCH VỤ VỀ THUẾ (ĐẠI LÝ THUẾ)

1. Đối với nhân viên đại lý thuế

Cá nhân thuộc các trường hợp dưới đây không được làm nhân viên của đại lý thuế:

  • Cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, người đang giữ chức vụ trong lực lượng quân đội nhân nhân, công an nhân dân;
  • Người đang trong thời gian bị cấm hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, kế toán, kiểm toán;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt tù;
  • Người đã bị kết án về tội liên quan đến kế toán, thuế, tài chính mà chưa được xóa án tích;
  • Người bị xử phạt hành chính về thuế, về kế toán, kiểm toán.

2. Trách nhiệm của đại lý thuế

Trong quá trình hoạt động, đại lý thuế cần lưu ý một số điều sau:

  • Chỉ được kinh doanh các dịch vụ được ghi trong giấy phép do Cục Thuế cấp;
  • Phải đảm bảo duy trì các điều kiện để được cấp giấy phép đại lý thuế trong suốt quá trình hoạt động;
  • Chấp hành quy định về về tuyển dụng và quản lý nhân viên đại lý thuế;
  • Chấp hành quy định pháp luật về thuế, kế toán doanh nghiệp và các quy định liên quan khác;
  • Phải chịu trách nhiệm và bồi thường cho người nộp thuế khi để xảy ra sai sót hoặc gây thiệt hại theo hợp đồng đã ký kết với người nộp thuế;
  • Gửi thông báo đến Cục Thuế khi có sự thay đổi thông tin nhân viên đại lý thuế;
  • Gửi báo cáo đến Cục Thuế về tỉnh hình hoạt động đại lý thuế chậm nhất là ngày 15/01 hàng năm.

———-

Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập công ty để kinh doanh dịch vụ đại lý thuế có thể tham khảo ngay dịch vụ thành lập công ty trọn gói của KTTD 889 để tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện:

  • Chi phí trọn gói chỉ từ 1.000.000 đồng;
  • Có giấy phép kinh doanh, con dấu sau 3 – 5 ngày làm việc;
  • Cung cấp dịch vụ toàn quốc, miễn phí bàn giao kết quả tận nơi;
  • Hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ sau thành lập như: chữ ký số, hóa đơn điện tử, giấy phép con…

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ THỦ TỤC MỞ ĐẠI LÝ THUẾ

Điều kiện để được cấp giấy phép đại lý thuế như sau:

  1. Là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và có đăng ký mã ngành nghề đại lý thuế;
  2. Có tối thiểu 2 người có chứng chỉ hành nghề đại lý thuế làm việc toàn thời gian theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp;
  3. Có tối thiểu 1 nhân viên có chứng chỉ kế toán viên làm việc toàn thời gian theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp đối với trường hợp đại lý thuế đăng ký cung cấp dịch vụ kế toán cho các công ty, doanh nghiệp siêu nhỏ.

Mã ngành đại lý thuế là 6920 – Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế.

Chi tiết: Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.

Thủ tục thành lập đại lý thuế gồm 2 bước sau:

  • Bước 1: Thành lập doanh nghiệp và đăng ký mã ngành nghề đại lý thuế;
  • Bước 2: Thực hiện thủ tục xin giấy phép đại lý thuế.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Cục Thuế tỉnh/thành phố nơi đại lý thuế đặt trụ sở, bằng hình thức online qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để xin cấp giấy phép đại lý thuế (hay còn gọi là giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế).

Hồ sơ xin cấp giấy phép đại lý thuế cho doanh nghiệp gồm có:

  • Mẫu 2.6 – Đơn xin cấp giấy phép đại lý thuế;
  • Bản scan chứng chỉ hành nghề đại lý thuế của nhân viên công ty;
  • Bản scan chứng chỉ kế toán viên của nhân viên công ty (nếu công ty đăng ký làm dịch vụ kế toán cho các công ty, doanh nghiệp siêu nhỏ);
  • Bản scan hợp đồng lao động giữa các nhân viên có chứng chỉ đại lý thuế, chứng chỉ kế toán viên và công ty.

Đại lý thuế được cung cấp dịch vụ làm các thủ tục sau:

  • Thủ tục đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp tiền thuế;
  • Thủ tục quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn/giảm thuế;
  • Thủ tục hoàn thuế và các thủ tục về thuế khác;
  • Dịch vụ tư vấn thuế;
  • Dịch vụ kế toán cho công ty, doanh nghiệp siêu nhỏ.

Sở Kế hoạch và Đầu tư không yêu cầu cung cấp bằng cấp, chứng chỉ khi làm thủ tục thành lập công ty cung cấp dịch vụ về thuế (giai đoạn xin giấy phép đăng ký kinh doanh). 

Tuy nhiên, khi làm thủ tục xin giấy phép hành nghề đại lý thuế (giai đoạn xin giấy phép con) tại Cục Thuế, doanh nghiệp phải nộp kèm bản sao chứng chỉ đại ký thuế, chứng chỉ kế toán viên của các cá nhân hành nghề làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP KẾ TOÁN TOÀN DIỆN 889

Trụ sở chính: Số nhà 41 – Ngõ 147 – Tuyến 5 – Vĩnh Thạnh – Vĩnh Ngọc – Đông Anh – Hà Nội

Tài khoản: 120889.889.889 tại MB Bank / 8612.889.999 tại BIDV

Số điện thoại: 0988828907 – 0906293889

Email: ketoantoandien889@gmail.com

Youtube: Vân Anh Vương Thị

Facebook: Kế Toán Toàn Diện 889

Zalo: Kế Toán Toàn Diện 889

IMG 0766 scaled